Khóa học cung cấp những kiến thức cho người mới bắt đầu học kế toán, những người bỏ kế toán lâu và bị quên nghiệp vụ kế toán.
Nội dung khóa học cung cấp cho người học:
- Kiến thức nguyên lý kế toán cơ bản
- Định khoản các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo từng phân hệ
- Nắm được kế cấu tài khoản kế toán
Với khóa học nguyên lý kế toán giúp học viên có thể nắm bắt được những nguyên lý cơ bản của kế toán, hạch toán kế toán, nghiệp vụ kế toán... trong hoạt động kế toán doanh nghiệp giúp học viên xử lý những vấn đề liên quan đến kế toán doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Nguyên lý kế toán là cơ sở nền tảng để học viên bước vào thực hành có hệ thống, là bước đệm để các bạn mới vào học để theo nghề kế toán có kiến thức cơ sở và để bắt đầu học kế toán tổng hợp tại khóa Kế toán tổng hợp trên hệ thống giáo dục trực tuyến PTO
Khóa học được giảng dạy theo thông tư 200/ 2014 của Bộ tài chính và có giải thích sự khác nhau giữa Thông tư 133 và Thông tư 200.
Hoc online mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị qua video bài giảng và bài tập kèm theo
Hỏi đáp online với chuyên gia 24/7
Tra cứu tham khảo trong kho thư viện lên tới 200.000 câu hỏi tình huống
Thực hiện các bài tập nhỏ theo từng bài giảng, Project thực tế trong các lĩnh vực
Tham gia các bài test đánh giá năng lực chuyên môn để củng cố kiến thức
Giảng viên
kế toán PTO có kinh nghiệm:
- 10 năm kinh nghiệm làm kế toán
cho các doanh nghiệp và có tham gia quyết toán thuế
- 6 năm kinh nghiệm trong việc dạy kế
toán thực hành trong đó trên 3 năm dạy online
- Các chức vụ từng giữ:
+ Kế toán tổng hợp
+ Kế toán thuế
+ Trưởng phòng Kế toán trong các mô hình
doanh nghiệp: thương mại, sản xuất, xây lắp, dịch vụ…
- Setup hệ thống kế toán cho nhiều doanh
nghiệp:
Công ty CP ĐTXDPT Đông Đô - BQP
Công ty kỹ thuật và CN Việt Nam
Công ty CP cung cấp giải pháp DV công
nghệ cao VN
Công ty CP Công nghệ Sitech
Công ty CP truyền thông và đầu tư TP Việt
.....
Cô cho em hỏi, trong ngày có các nghiệp vụ giống nhau thì có được phép định khoản gộp thành 1 nghiệp vụ được không cô? (giả sử trong 01 ngày rút tiền ngân hàng về nhập quỹ TM 3 lần thì định khoản: Nợ TK 1111, có TK 1121: tổng số tiền của 3 lần được không?)
Cty mình có đặt cty khác thi công hệ thống tưới nước cho vườn rau, cho hỏi phải định khoản như thế nào?
Cty mình có đặt cọc thuê container qua hình thức chuyển khoản là 30tr, cuối tháng mình trả container thì bên cho thuê cont người ta trả lại 16tr, tức là chỉ tính tiền thuê là 14tr, vậy cho hỏi phải hạch toán như thế nào ạ?
bạn xem hợp đồng thuê và nhìn hoá đơn họ xuất cho bạn là biết chi tiết nhé
Nhìn trên mình thấy cp thuê 14 tr thôi >>> hạch toán 14tr vao chi phí
16tr là tiền cọc >>> Hạch toán vào ký quỹ Nợ 244 - có 112 vì sau họ trả lại mà , trả lại hạch toán ngược lại Nợ 112 - có 244
Xin hỏi về cách hạch toán cho các nghiệp vụ liên quan đến cty chuyên về nông sản
- Mua cây giống từ nông dân không có hóa đơn và trả bằng tiền mặt
- Mua phân bón về để trồng cây ăn trái (khi nào ra trái sẽ thu hoạch và bán)
- Nộp tiền bảo lãnh hợp đồng
Bên bạn dự án hay chỉ trồng cây ngắn hạn và thu hoạch để bán thôi?
- Mua cây giống về trồng luôn thì bạn hạch toán vào Nợ 154 - có 111 (nhớ mua của dân k có hóa đơn bạn phải có hdong và chứng từ thanh toán đầy đủ, kê lên 01/TNDN nhé)
- Mua phân bón nếu lưu kho thì hạch toán Nợ 152 rồi sau xuất snag 154, nếu không lưu kho định khoản Nợ 154 luôn.
- Bảo lãnh hợp đồng bạn định khoản vào ký quỹ vì sau nó lại dc lấy lại mà: Nợ 244 - có 111/112. còn phí bảo lãnh thì bạn hạch toán 642 nhé
Với cây trồng thì bao gờ thu hoạch mới phân bổ và tính giá vốn, chưa thu hoạch vẫn tren chi phí trực tiếp ở 154
Cty mình là mua cây giống, phân bón về để trồng cây, sau khi có trái sẽ thu hoạch rồi bán, cho hỏi những hóa đơn phân bón sẽ hạch toán như thế nào ạ?
em chào cô ạ.cô giải thích lại giúp em phần nợ và có được k ạ.vì sao khi gửi vào tk thì tài khoản tăng lên thì mình ghi vào nợ,nhưng khi vốn chủ sở hữu thì lại ghi là có mà trong khi nó cũng đang tăng lên.quy luật và bản chất là gì ạ ?.em cám ơn cô
Nợ - có ở tài khoản nó là quy tắc của tài khoản chứ không phải nó là nợ tiền hay có tiền.
- Khi bạn học bạn xem theo nhóm tài khoản: để biết câu trúc nhó tk đó
- Vd TK tài sản" các tk đâu 1,2 thì tăng ghi nợ: có nghĩa là tăng ghi bên nợ chứ không phải nợ là thiếu
Giảm ghi có có nghĩa là ghi bên có chứ không hiểu có theo nghĩa đen là có tiền nhé,
Nó là bên Nợ - Có
Vậy tiền dc lấy từ tiền mặt gửi vào ngân hàng, bạn thấy 2 tài khoản này đều là tài khoản tài sản, vậy tiền tăng ở đâu ghi nợ T đó >>> Tăng ở ngân hàng ghi NỢ 112 và giảm tiền mặt tại quỹ ghi Có 111
Tương tự ông A nào góp vốn vào cty >>> Góp bằng tiền ngân hàng thfi bạn thấy tiền ngân hàng dc tăng lên và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên chứ k có cái nào giảm đi >>> NỢ 112 - có 411 ta thấy cả 2 đều tăng.
Vậy, Nợ - có ở đây là quy tắc tài khoản chứ k phải thiếu tiền hay giảm tiền nhé
khi đi làm ở 2 doanh nghiệp, e có có DN vừa và nhỏ hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng vào 515, nhưng 1 DN lớn lại hạch toán vào 711. Vậy như nào là chính xác hơn?
lãi tiền gửi thì bản chất nó là doanh thu tài chính, thông thường mọi ng hạch toán vào 515. Tuy nhiên với nhiều kế toán cho vào 711 bởi cty không có ngành nghề kinh doanh tài chính nên hạch toán 711 vì tính nó là doanh thu khác. Cho vào 711 không sai và k bị phạt, nhưng nếu đúng bản chất thì trường hợp xíu tiền lãi ngân hàng tự trả vào tài khoản đó thì nó là 515. còn tùy thuộc ktoan muốn xly theo cách của họ vì lý do và mục đích báo cáo riêng của họ thì họ cho vào 711